Nhà Rông ở Tam Đảo. ( Nguồn: Internet )

Lý do Tam Đảo trở thành nơi trú ẩn an toàn cho cơ quan đầu não của đất nước vào thời điểm nhạy cảm này là vì vị trí của thị trấn này khá gần thủ đô Hà Nội, khí hậu dễ chịu, núi rừng hiểm trở, gây khó dễ cho quân địch. Nhờ hầm trú ẩn xây dựng trên địa bàn Tam Đảo mà tính mạng các đồng chí trong Bộ Chính trị được an toàn ngay cả khi địch bắn phá quyết liệt bằng máy bay hoặc hỏa lực. Theo đó, trong năm 1965, Trung ương đã xây dựng xong hệ thống gồm 5 hầm:
Hầm số 1 là khu nhà nghỉ biệt thự 18A rộng 600m2 thuộc quyền quản lý của Ban Quản trị Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi vừa là nơi làm việc nước của các đồng chí lãnh đạo trong thời điểm kháng chiến chống Mỹ cũng như khi đất nước đã giành được hòa bình.
Hầm số 2 là nhà nghỉ biệt thự Trung ương 18B thuộc quyền quản lý của Ban Quản trị Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. Đây là nơi nghỉ ngơi và làm việc thường xuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho đến tận những hơi thở cuối cùng. Cố Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã từng nghỉ ngơi tại đây vài lần.
Hầm số 3 là nhà Rông – Tam Đảo, địa điểm đặc biệt nơi Bác Hồ đã về nghỉ ngơi và làm việc trong một thời gian từ cuối năm 1967. Hầm nhà Rông có hình cánh cung, được xây dựng ngay sát mét đường, cạnh sườn núi, được thiết kế cửa vào và một cửa thoát hiểm khá an toàn. Đường hầm dài 26m, cao 2m, rộng 0.9m, kè đá dày 1m, nóc hầm kè đá dày 7 – 8m.
Hầm số 4 là hầm nằm phía sau khách sạn Ngôi Sao, được thiết kế đặc biệt với hình chữ “chi” tạo lối đi bí mật lắt léo.
Hầm số 5 nằm cạnh nhà nghỉ Công Đoàn cũ, được thiết kế hình chữ Z với độ dài 26m, khá kiên cố.
Năm hầm trú ẩn được thiết kế và xây dựng riêng biệt, trong đó độc đáo nhất là hầm nhà Rông – Tam Đảo từng là nơi Bác Hồ làm việc và nghỉ ngơi, chứa nhiều ý nghĩa quan trọng về lịch sử, là địa điểm mà ngày nay nhiều du khách muốn đến chiêm ngưỡng.